Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Tắc kè bổ thận tráng dương

Tắc kè bổ thận tráng dương - Tắc kè là nguồn dược liệu quý , là một loại thuốc bổ thận tráng dương. Tắc kè có vị mặn, tính ấm, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, xuất tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém…

Ngoài công dụng là một dược liệu quý, tắc kè còn là một nguồn cung cấp thực phẩm giàu dinh dưỡng. Giúp quý ông tăng cường sinh lực, dẻo dai để có đời sống tình dục viên mãn.

Hãy cùng tìm hiều các phương pháp chế biến tắc kè thành nhiều món ăn hấp dẫn. Mà còn có thể đạt hiệu quả cao nhất trong việc bổ thận tráng dương, trị xuất tinh sớm, liệt dương nhé.

1. Tắc kè nướng múi ớt



Muốn có món tắc kè nướng đúng cách, trước hết ta phải chọn những con thật to (khoảng 150gr trở lên), đem cắt đầu, mổ bỏ ruột, chặt bỏ 4 chân, rửa sạch bằng rượu thay vì nước để thịt không bị tanh. Tốt nhất là nướng tắc kè trên bếp than hồng. Kinh nghiệm dân gian cho biết đuôi tắc kè là phần quan trọng nhất, bổ dưỡng nhất nên khi nướng phải chú ý đừng cho cháy khét, nếu không sẽ mất hết tác dụng.

Khi vừa chín vàng, thịt tắc kè sẽ bốc lên một mùi thơm lựng, hấp dẫn. Trước khi ăn ta dùng một thanh tre mỏng cạo sạch lớp vảy bị cháy khét, sau đó dùng tay gỡ từng thớ thịt chấm với muối tiêu chanh hoặc xì dầu

2. Cháo tắc kè 

Nguyên liệu: Tắc kè, gạo trắng, nấm, gia vị, hành, tỏi, tiêu....


Chế biến:

- Gạo vo sạch, cho vào nồi, bỏ nước, nấu đến khi gạo nở và có màu trắng đục.

- Tắc kè lột da, làm sạch, cắt bỏ phần đầu từ mắt trở lên

- Thịt tắc kè băm nhuyễn và ướp gia vị cho thấm đều.

- Bắc chảo dầu lên bếp, cho thịt tắc kè vào xào cho đến lúc chín vàng, mùi thơm là được

- Múc một tô cháo nóng ra tô và cho thịt tắc kè vừa xào chín vào, húp tới đâu ngon ngọt tới đó.

3. Tắc kè xào lăn



Nguyên liệu: Tắc kè khoảng 3-4 con, ngũ vị hương, sa tế, gia vị, nêm, hành tím ..

Chế biến: Tắc kè làm sạch chặt khúc ngắn, ướp thịt tắc kè với sa tế, gia vị, ngũ vị hương. Chờ nguyên liệu ngấm đều 30 phút, bắt chảo dầu nóng lên bếp, cho tắc kè vào đảo đều cho tới khi thịt săn lại là hoàn thành.

4. Các loại rượu được ngâm từ tắc kè 

Bài 1: Ngâm rượu thuốc tắc kè tươi: tắc kè tươi 1 đôi (1 đực, 1 cái), hà thủ ô đỏ 200g, ba kích 200g, nhục thung dung 100g, đẳng sâm 200g, huyết giác 20g, đại hồi hoặc tiểu hồi 10g, trần bì 10g, đường trắng 200g và 4 – 5 lít rượu trắng 35- 400.

Tắc kè mổ bụng bỏ ruột, cắt bỏ chân đầu, dùng rượu rửa sạch, sau đó cho rượu trắng, gừng tươi giã nát bóp đều vào tắc kè, để 30 phút cho hết mùi tanh, để cho khô se, ngâm rượu cùng các vị thuốc khoảng  3 tháng là dùng được. Ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần 20-30ml, uống trước khi đi ngủ hoặc trước khi ăn.


Bài 2: Ngâm tắc kè khô: tắc kè mổ bụng, bỏ nội tạng, mắt, lấy khăn lau giấy thấm rượu lau toàn thân tắt kè. Đem tắc kè phơi hoặc sấy khô. Khi dùng, nhúng nước sôi, tẩm rượu hoặc mật ong nướng vàng đều. Cứ 2 con tắc kè ngâm trong 1 lít rượu, thêm các vị thuốc như đằng sâm, kỷ tử vào ngâm cùng.

Bài 3: Ngâm rượu tắc kè đơn độc như sau: tắc kè khô 1 hoặc vài đôi, ngâm với 1 lít rượu trắng 35 – 400, có thể thêm trần bì hoặc vỏ cam vào cho thơm, ngâm trong khoảng 1 tháng là dùng được. Lọc lấy rượu trong uống.

Ngày uống chừng nửa cốc con (15 – 30ml). Có thể pha với mật ong cho ngọt. Uống vào buổi tối hoặc sáng sớm. Dùng cho những người hay mệt nhọc, đau xương, đau mình, đau ngang thắt lưng do thận yếu.

Người dùng thường xuyên những sản phẩm từ tắc kè thì sức khỏe được tăng cao, mà sự dẻo dai cũng được tăng cường. Từ những tác dụng tuyệt vời ấy tắc kè ngày nay được chế biến thành nhiều món ngon như tắc kè nướng múi ớt, tắc kè chiên giòn, tắc kè xào lăng, tắc kè xào sả ớt, tắt kè nấu cháo đậu xanh. Thịt tắc kè nhiều chất đạm, giàu axit amin, da mắt tăc kè khi ngâm trong rượu nó sẽ phối hợp với các thành phần khác của thuốc để tạo ra những dược tính, các dược tính tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể, giúp cơ thể chống lại các bệnh tật. .

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét